“Tôi đã chạy đôn chạy đáo, tôi gõ lên tất cả các cánh cửa của tuổi
trẻ của tôi và muốn vào đó một lần nữa, tôi đã nghĩ rằng tuổi trẻ sẽ lại
đón nhận tôi, bởi vì tôi còn trẻ và tôi đã xiết bao mong ước có thể
quên đi …”
Đã lâu tôi không đọc một cuốn sách nào Chiến tranh,
lần này gặp “Đường về” của tác gia Erich Maria Remarque đã khiến tôi
thực sự bối rối. Cái lối kể chuyện của ông thật đến từng câu từng chữ,
tôi như hòa vào cái nhân vật Ernst kìa cảm những nỗi buồn, vô vọng, bất
lực, tức giận. Chiến trường đã rèn luyện chúng tôi thành một cục sắt đen
mất rồi! Hòa bình cho tôi thấy gì? Thấy một kẻ mang danh hiệu trưởng
đang ca tụng “thảm cỏ xanh” mà đồng đội tôi “đang nằm trong những hố đạn
bẩn thỉu, bị bắn nát người, thân xác te tua, bị chìm trong bùn …”, đến
lúc cũng phải nhận ra rằng “Họ đã hy sinh không để kẻ khác diễn thuyết
về việc đó”. Chúng tôi thấy mình trở nên xa lạ, trước hết là với người
thân trong gia đình, rồi đến đồng đội, rồi đến với chính bản thân mình
trong gương nữa!
Tôi nhìn mình, rồi lại nhìn xuống, những đứa
trẻ, những tờ giấy trắng và tự hét lên trong lòng “Tuổi trẻ của thế giới
đã bị đập phá tan tành, ở đất nước nào tuổi trẻ cũng bị lừa dối, bị lạm
dụng”. Chưa bao giờ tôi kinh tởm chiến tranh đến thế, rốt cuộc chúng
tôi ở đây đang chiến đấu vì cái gì? Chiến đấu vì họ đấy! Chiến đấu vì
thế lực dối trá, nửa vời! Tôi ở đây, ghi ơn những người ngã xuống vì họ
đã cho tôi một nền hòa bình, mà quên mất điểm xuất phát của những cuộc
chiến đế quốc phi nghĩa mất rồi!
Ừ, có lẽ đỉnh điểm của câu
chuyện là sự ra đi, là sự ra đi mãi mãi đó biết chưa hả? Là một tiếng
chuông cảnh tỉnh, nhưng cũng là tiếng chuông báo rằng cuộc đời của chúng
ta dường như dừng lại ở đây, chiến tranh đã ăn mất sự sống, trả lại hòa
bình chỉ là môi trường sống, linh hồn của tôi đã “bị đốn gốc, bị thiêu
rụi, mệt mỏi …”.
Câu chuyện không có điều kỳ diệu, không có mở
màn, không có sự trỗi dậy mà chỉ là bước đi xuống của những bậc thang
đến bức tường đen của thế giới. Đây được xem là phần tiếp theo của “Phía
Tây không có gì lạ” bởi sự tái xuất của một số nhân vật. Một cuốn sách
đáng đọc cho dù bạn ở độ tuổi nào!
Bài review sách này là của bạn Khánh Trình- Bình Thư Quán.
Những ý chính
Trả lờiXóa