Hay đi tìm những ký ức mới?
Mỗi người đều có nhận thức khác nhau về thời gian, từ đó có cách sử
dụng khác nhau.Về Đi Tìm Thời Gian Đã
Mất, ngoại trừ cốt truyện, những cảm nhận, suy nghĩ của mỗi người đọc có
thể khác nhau. Vì mỗi cá nhân có ý niệm thời gian và ký ức không đồng
nhất.
Nói theo cách của Marcel Proust, tác giả bộ sách Đi Tìm Thời Gian Đã Mất, ý niệm về thời gian của mỗi người dài hay ngắn, tùy vào mình sở hữu "chất lượng" ký ức như thế nào, và diễn đạt ra sao. Với học thức cao về Triết của Proust, cả bộ sách khá là triết lý và nặng tính suy ngẫm. Ai đã xem qua tập 1-Bên Phía Nhà Swann (The Way by Swann's) hẳn còn nhớ chương về bữa tiệc trà và chiếc bánh madeline gợi lại toàn bộ ký ức tuổi thơ (mãi tới tập 5 mới lộ tên là Marcel-tên tác giả). Ký ức bị chôn vùi như một ngăn kéo, cần một lực đủ mạnh để hé lộ phần trong bóng tối. Trong chúng ta, có nhớ những ngày xưa cũ khi bị ngắt điện , cả lũ trẻ tụ tập bên đèn cầy ăn uống, kể chuyện cho đến khi đèn sáng? Cầm một quyển sách bất kỳ, để lên mặt, hít một hơi thật sâu, nhớ lại những ngày đến trường, những lúc gục mặt ngủ gật... Mỗi người có thể có những bản nhạc, mùi hương, âm thanh để gợi lại ký ức trai trẻ, với tác giả là hương vị của trà và mẩu bánh madeline - có lẽ là mẩu bánh có sức ảnh hưởng lớn nhất tới văn học Pháp, vì từ hương vị của nó mà biết bao kỷ niệm trẻ thơ ùa về ; khởi đầu của một trong những bộ tiểu thuyết nặng ký nhất lịch sử văn học.
Ờ 2 tập đầu, đặc biệt là tập 1, cốt
truyện chủ yếu là tác giả hồi tưởng và độc thoại. Ở đó, mẹ và các mối
quan hệ gia đình đóng vai trò trung tâm, xảy ra tại Combray, với các
buổi tiệc trà Chủ Nhật. Ngoại trừ chương về mối tình của Swann, bản thân
tác giả có miêu tả cụ thể rất tỉ mỉ tình cảm cuộc mình với hàng tá cô
gái xuyên suốt bộ truyện. Hai cái tên điển hình là Gilberte và
Albertine. Mãi những tập sau này, một người kết thúc mối tình trong đau
thương của tác giả, người kia thậm chí kết thúc cuộc sống và tạo nên cột
mốc lớn trong bộ truyện.
Cụ thể trong tập 3, cốt truyện xây dựng từ các dòng văn đối thoại; với Saint-Loup, với các thành viên nhà Guermantes, với hàng tá các nhân vật có tên na ná nhau như M. Vallenères, Mme Villeparisis, M.Fallíeres, và họ...lại đối thoại quanh nhân vật thứ ba tên Oriane, xảy ra tại Venice, rồi Parma, về lại Paris. Người đọc dễ lạc vào mê hồn trận các mốc thời gian, các bậc thế hệ, các tước vị, các tên dài lê thê bằng tiếng Pháp. Nhưng chẳng phải đó là đặc trưng của văn học cổ điển Pháp ? Balzac xây dựng cả nghìn nhân vật với tần ấy tên trong một tác phẩm đơn độc, Gabriel Marquez dùng một chữ Aureliano làm nền cho cả câu chuyện kéo dài cả trăm năm với cả chục người tham gia mà mỗi cá thể đều có một câu chuyện cá nhân sống động. Để rồi bất chợt tác giả quay lại mạch truyện chính, ta mới sực nhận ra cả chục trang vừa lật chỉ là một trong hàng nghìn "truyện trong truyện". Bao câu văn miêu tả vẻ đẹp của Gilberte để rồi trở thảnh ký ức, mạch truyện cứ thế trôi, rồi bỗng trở về khi Gilberte xuất hiện lại. Lúc này đi cùng cô con gái 16 tuổi, sở hữu tất cả những gì tất cả những gì tốt đẹp nhất của mẹ mình... Mỗi lần như thế, lại thấy thời gian như co giãn, dài vô tận theo mạch truyện, nhưng cũng ngắn gọn khi một nhân vật ra đi chỉ trong một câu văn (tang lễ Gambetta).
Cùng một liệu pháp thời gian, nhưng nếu mối tình lê thê kinh điển Tình Yêu Thời Thổ Tả kéo dài 53 năm 7 tháng 11 ngày đêm để có kết cục viên mãn thì Proust lại xem thời gian không có cột mốc cụ thể, dù trong truyện có nhắc đến vô số mốc thời gian thật như Victo Hugo chết (1885), vua Eduard lên ngôi (1901).
Cụ thể trong tập 3, cốt truyện xây dựng từ các dòng văn đối thoại; với Saint-Loup, với các thành viên nhà Guermantes, với hàng tá các nhân vật có tên na ná nhau như M. Vallenères, Mme Villeparisis, M.Fallíeres, và họ...lại đối thoại quanh nhân vật thứ ba tên Oriane, xảy ra tại Venice, rồi Parma, về lại Paris. Người đọc dễ lạc vào mê hồn trận các mốc thời gian, các bậc thế hệ, các tước vị, các tên dài lê thê bằng tiếng Pháp. Nhưng chẳng phải đó là đặc trưng của văn học cổ điển Pháp ? Balzac xây dựng cả nghìn nhân vật với tần ấy tên trong một tác phẩm đơn độc, Gabriel Marquez dùng một chữ Aureliano làm nền cho cả câu chuyện kéo dài cả trăm năm với cả chục người tham gia mà mỗi cá thể đều có một câu chuyện cá nhân sống động. Để rồi bất chợt tác giả quay lại mạch truyện chính, ta mới sực nhận ra cả chục trang vừa lật chỉ là một trong hàng nghìn "truyện trong truyện". Bao câu văn miêu tả vẻ đẹp của Gilberte để rồi trở thảnh ký ức, mạch truyện cứ thế trôi, rồi bỗng trở về khi Gilberte xuất hiện lại. Lúc này đi cùng cô con gái 16 tuổi, sở hữu tất cả những gì tất cả những gì tốt đẹp nhất của mẹ mình... Mỗi lần như thế, lại thấy thời gian như co giãn, dài vô tận theo mạch truyện, nhưng cũng ngắn gọn khi một nhân vật ra đi chỉ trong một câu văn (tang lễ Gambetta).
Cùng một liệu pháp thời gian, nhưng nếu mối tình lê thê kinh điển Tình Yêu Thời Thổ Tả kéo dài 53 năm 7 tháng 11 ngày đêm để có kết cục viên mãn thì Proust lại xem thời gian không có cột mốc cụ thể, dù trong truyện có nhắc đến vô số mốc thời gian thật như Victo Hugo chết (1885), vua Eduard lên ngôi (1901).
Thời gian có hình thù gì? Nó là một đường thẳng như quan điểm truyền
thống (đã qua là không quay lại), hay vòng tròn tuần hoàn như Đạo Phật
và Hindu quan niệm? Hay chỉ đơn giản đơn vị quy đổi thành ký ức, như
hương vị chiếc bánh Medaline mang Proust về những ngày tháng mà tác giả
gọi là "trong một thời gian dài, tôi đã thường đi ngủ sớm" ở tít
Crombay? Tận hôm nay, vẫn y vậy, mỗi lần nhắm mắt vùi mặt vào sách, hít
một hơi thật dài, ký ức về thằng nhóc tôi đang tập đọc trên gác lại trở
về. Sài Gòn đầy nắng, ngập gió.
Bài viết review sách này là của bạn Lâm Trương
Bạn viết rất tuyệt! Nếu bạn không ngại, có thể đến blog của mình, cùng chia sẻ những bài viết về sách.
Trả lờiXóa