Chu Triều Dương, Phổ Phổ và Đinh Hạo - 3 thiếu niên vốn là bạn cũ tình
cờ tao ngộ, Cuộc tao ngộ này đã làm thay đổi cuộc sống của Chu Triều
Dương, một thần đồng toán học, một học sinh cấp 2 xuất sắc. Từ việc
chứng kiến vụ mưu sát bố mẹ vợ của Trương Đông Thăng, đến vụ Chu Triều
Dương ngộ sát con riêng của người bố đẻ, và phát hiện vụ ám sát vợ của
Trương Đông Thăng,... đã biến chuyển hoàn toàn tâm lý và hành động của
bọn trẻ. Chúng lập kế hoạch tống tiền Trương Đông Thăng, nhằm mục đích
lấy kinh phí cho Đinh Hạo và Phổ Phổ- hai đứa trẻ bỏ trốn khỏi cô nhi
viện, bỏ trốn khỏi sự bạo hành và xâm hại tình dục- có thể xây dựng cuộc
sống mới, chúng lập kế hoạch hãm hại bố đẻ Chu Triều Dương và bà mẹ kế,
để trả thù, dẫn đến gây ra một cục thảm khốc vô cùng. Đằng sau kết cục,
là sự đạo diễn tội ác một cách- có thể nói là "thiên tài" của Chu
Triều Dương.
Với tôi, Đứa trẻ hư không hoàn toàn là một tác phẩm trinh thám, mà đây là một cuốn sách về mầm mống của cái ác trong mỗi con người. Viết bài này, thực sự không sợ spoil hung thủ, bởi lẽ, giống như các tác phẩm trước của Tử Kim Trần, thủ phạm hoàn toàn lộ diện.
Khác với những cuốn sách trinh thám thường thấy, không có sự xuất hiện của "thần thám" hay thanh tra siêu hạng, của những suy luận cao siêu, hay nghiên cứu tỉ mỉ tâm lý tội phạm... Những thủ pháp nghiệp vụ, kể cả sự xuất hiện của Nghiêm Lương, cựu cảnh sát viên hình sự lừng danh chỉ làm điểm xuyết thêm cho mọi tội ác đang dần dần diễn ra. Toàn bộ chuỗi vụ án diễn ra rất hợp lý và kín kẽ, được thể hiện khá hấp dẫn.
Điều gì đã khiến Chu Triều Dương, từ một đứa trẻ ngoan, hiền lành; dần dần độc ác, xảo trá, thậm chí trở thành một kẻ máu lạnh? Phía sau một ĐỨA TRẺ HƯ, phải chăng là cả một thế giới bất ổn bao quanh, và cái ác bắt nguồn từ đó?
Về nhược điểm, theo ý kiến cá nhân, cũng có một vài gợn nhỏ như việc Trương Đông Thăng tự chế thuốc độc ám sát vợ được lý giải một cách qua loa. Hay những thủ đoạn phản trinh sát "vi diệu" của Chu Triều Dương, e là chính của tác giả; chứ kể cả là một "thần đồng toán học" với lứa tuổi đó chắc cũng khó kín kẽ được như vậy, hoặc nắm rõ cách đánh án của cơ quan điều tra đến thế... và nhất là sự biến đổi tâm lý, có phần hơi đột ngột của Chu Triều Dương, trong vụ án sát hại chính bố đẻ của m ình.
Câu chuyện khép lại với một kết thúc mở, một kết thúc, mà theo tôi, là vô cùng xuất sắc. Nó làm tôi chợt nhớ đến kết thúc phần 1 của Tiểu lý phi đao nổi tiếng của Cổ tiên sinh... Cái kết thúc làm người đọc băn khoăn, trăn trở...
Liệu Nghiêm Lương, sau khi phát hiện ra thủ đoạn của hung phạm, có thực hiện cuộc gọi báo án? Sự băn khoăn của tôi, hoàn toàn không phải là vì số phận sau này của Chu Triều Dương mà câu hỏi lớn nhất là liệu cái ác sẽ có được duy trì, dung dưỡng hay không trong tương lai. Và quyết định, không phải ở cựu cảnh sát hình sự - một nhà giáo, một nhân vật trong tiểu thuyết, mà là ở chính mỗi người đọc...
Riêng tôi, rất mong ông thực hiện cú điện thoại đó.
Với tôi, Đứa trẻ hư không hoàn toàn là một tác phẩm trinh thám, mà đây là một cuốn sách về mầm mống của cái ác trong mỗi con người. Viết bài này, thực sự không sợ spoil hung thủ, bởi lẽ, giống như các tác phẩm trước của Tử Kim Trần, thủ phạm hoàn toàn lộ diện.
Khác với những cuốn sách trinh thám thường thấy, không có sự xuất hiện của "thần thám" hay thanh tra siêu hạng, của những suy luận cao siêu, hay nghiên cứu tỉ mỉ tâm lý tội phạm... Những thủ pháp nghiệp vụ, kể cả sự xuất hiện của Nghiêm Lương, cựu cảnh sát viên hình sự lừng danh chỉ làm điểm xuyết thêm cho mọi tội ác đang dần dần diễn ra. Toàn bộ chuỗi vụ án diễn ra rất hợp lý và kín kẽ, được thể hiện khá hấp dẫn.
Điều gì đã khiến Chu Triều Dương, từ một đứa trẻ ngoan, hiền lành; dần dần độc ác, xảo trá, thậm chí trở thành một kẻ máu lạnh? Phía sau một ĐỨA TRẺ HƯ, phải chăng là cả một thế giới bất ổn bao quanh, và cái ác bắt nguồn từ đó?
Về nhược điểm, theo ý kiến cá nhân, cũng có một vài gợn nhỏ như việc Trương Đông Thăng tự chế thuốc độc ám sát vợ được lý giải một cách qua loa. Hay những thủ đoạn phản trinh sát "vi diệu" của Chu Triều Dương, e là chính của tác giả; chứ kể cả là một "thần đồng toán học" với lứa tuổi đó chắc cũng khó kín kẽ được như vậy, hoặc nắm rõ cách đánh án của cơ quan điều tra đến thế... và nhất là sự biến đổi tâm lý, có phần hơi đột ngột của Chu Triều Dương, trong vụ án sát hại chính bố đẻ của m ình.
Câu chuyện khép lại với một kết thúc mở, một kết thúc, mà theo tôi, là vô cùng xuất sắc. Nó làm tôi chợt nhớ đến kết thúc phần 1 của Tiểu lý phi đao nổi tiếng của Cổ tiên sinh... Cái kết thúc làm người đọc băn khoăn, trăn trở...
Liệu Nghiêm Lương, sau khi phát hiện ra thủ đoạn của hung phạm, có thực hiện cuộc gọi báo án? Sự băn khoăn của tôi, hoàn toàn không phải là vì số phận sau này của Chu Triều Dương mà câu hỏi lớn nhất là liệu cái ác sẽ có được duy trì, dung dưỡng hay không trong tương lai. Và quyết định, không phải ở cựu cảnh sát hình sự - một nhà giáo, một nhân vật trong tiểu thuyết, mà là ở chính mỗi người đọc...
Riêng tôi, rất mong ông thực hiện cú điện thoại đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét