Khó nhằn, tôi bối rối khi viết bài cảm nhận về tác phẩm này, tác phẩm khó đọc nhất mà tôi từng tiếp xúc, tôi tự hỏi là tôi hiểu nó mấy tý, hay nói cho đúng ra tôi thâý mình đôi khi chẳng hiểu gì cả.
Một tác phẩm quá dài, dài đến mức không thể chịu nỗi, dài đến mức mà Anatole France phải thốt lên:" Đời thì ngắn mà Proust thì lại quá dài", quả thật là như vậy, bạn đã sẵn sàng cho việc đọc một tác phẩm mà nội chỉ việc miêu tả nhân vật tôi trăn trở mãi chưa ngồi dậy được từ trên gường đã ngốn mất hơn 30 trang sách đầy đặc những chữ là chữ, với font chữ nhỏ rí và không hề hay rất ít khi xuống dòng.
Vậy thì vì lí do gì mà tôi lại tiếp tục đọc nó, tôi đã tự hỏi rất nhiều khi gấp quyển sách lại sau khi đọc xong đó sau hơn 1 tháng trời kiên trì mỗi ngày 20 trang giấy. Mỗi đoạn đều đọc đi đọc lại hơn 3 lần....
Đến một lúc thật lâu sau khi đã dần ngấm cái phong cách ngôn từ như thể dây leo cuốn từ ngữ của Marcel Proust với những câu văn dài lê thê, dấu phẩy, chấm phẩy liên tục với những mệnh đề phụ cứ liên tiếp nhập nhàng, kéo từ như cố tình làm chậm thời gian, bị phân tán bởi nhiều các tình tiết phụ cứ được thêm vào mở rộng ra, xoáy vòng trong các câu từ liên miên...và hậu quả là một câu văn có thể kéo dài hơn nửa trang giấy.
Dần dần, tôi nhận ra rằng, chính sự thách thức đó khiến cho tôi lâm vào một chứng nghiện, nó liên quan đến việc văn chương lê thê đấy giúp tôi có thể ngậm từng giọt văn chương của Proust và nghiệm ngẫm chúng chứ không thể đọc theo hình thức lướt nhanh qua từng con chữ. Rồi, bỗng dưng, tôi yêu cách hành văn đầy hoài niệm và cảm giác ấy một cách thật tự nhiên, như thể cách mà miếng bánh Madeleine ấy len lõi mùi vị vào kí ức của nhân vật TÔI để phá bừng lên các xúc cảm sâu kín ấy.
Một tác phẩm quá dài, dài đến mức không thể chịu nỗi, dài đến mức mà Anatole France phải thốt lên:" Đời thì ngắn mà Proust thì lại quá dài", quả thật là như vậy, bạn đã sẵn sàng cho việc đọc một tác phẩm mà nội chỉ việc miêu tả nhân vật tôi trăn trở mãi chưa ngồi dậy được từ trên gường đã ngốn mất hơn 30 trang sách đầy đặc những chữ là chữ, với font chữ nhỏ rí và không hề hay rất ít khi xuống dòng.
Vậy thì vì lí do gì mà tôi lại tiếp tục đọc nó, tôi đã tự hỏi rất nhiều khi gấp quyển sách lại sau khi đọc xong đó sau hơn 1 tháng trời kiên trì mỗi ngày 20 trang giấy. Mỗi đoạn đều đọc đi đọc lại hơn 3 lần....
Đến một lúc thật lâu sau khi đã dần ngấm cái phong cách ngôn từ như thể dây leo cuốn từ ngữ của Marcel Proust với những câu văn dài lê thê, dấu phẩy, chấm phẩy liên tục với những mệnh đề phụ cứ liên tiếp nhập nhàng, kéo từ như cố tình làm chậm thời gian, bị phân tán bởi nhiều các tình tiết phụ cứ được thêm vào mở rộng ra, xoáy vòng trong các câu từ liên miên...và hậu quả là một câu văn có thể kéo dài hơn nửa trang giấy.
Dần dần, tôi nhận ra rằng, chính sự thách thức đó khiến cho tôi lâm vào một chứng nghiện, nó liên quan đến việc văn chương lê thê đấy giúp tôi có thể ngậm từng giọt văn chương của Proust và nghiệm ngẫm chúng chứ không thể đọc theo hình thức lướt nhanh qua từng con chữ. Rồi, bỗng dưng, tôi yêu cách hành văn đầy hoài niệm và cảm giác ấy một cách thật tự nhiên, như thể cách mà miếng bánh Madeleine ấy len lõi mùi vị vào kí ức của nhân vật TÔI để phá bừng lên các xúc cảm sâu kín ấy.
Nhận xét
Đăng nhận xét